agevp60.com

Logo AGEVP 60 ans

Thập niên 1974 - 1983

Giai đoạn chuyển mình

Ta còn sống đây ! Còn ai thương dân tôi ! Làm ngơ sao đành !

Tiếng hát của người sinh viên Paris như hồi đáp tiếng hét uất nghẹn của đồng bào tại quê nhà, trong một giai đoạn bi thảm đen tối nhất của lịch sử Việt Nam hiện đại.

Cho đồng bào tôi

Trước hậu cảnh mấy chục năm chiến tranh khói lửa thı̀ thảm trạng của đồng bào tại quê nhà đã leo thang nhanh chóng vào đầu năm 1975. Kể từ tháng 3/1975 khoảng 1 triệu người dân miền Nam đã phải di tản khi binh sı̃ Việt Nam Cộng Hòa rút lui khỏi Ban Mê Thuột, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng trước mũi tấn công của quân cộng sản. Hoảng loạn lên cao điểm gần ngày 30/4/1975, khi chı́nh phủ Dương Văn Minh đầu hàng và hàng trăm ngàn người xô đẩy nhau lên tàu vượt biển.

Những tháng sau đó, mấy trăm ngàn người có dı́nh dấp xa gần đến chı́nh thể Việt Nam Cộng Hòa bị đưa đi trại học tập cải tạo mút mùa nơi rừng thiêng nước độc, và không biết bao nhiêu đã tử nạn vı̀ tra tấn, tai nạn, bệnh tật, thiếu dinh dưỡng. Hàng chục ngàn gia đı̀nh bị đưa về những nơi gọi là vùng kinh tế mới, khai khẩn đất hoang khô cằn với những phương tiện thô sơ nhất.

Nhà cầm quyền cộng sản, dưới sự lãnh đạo của Lê Duẩn, quốc doanh hóa đời sống kinh tế, khiến người dân không còn kế sinh nhai. Đây là giai đoạn cụm từ ăn bo bo hiện ra trong từ ngữ dân Việt. Ba lần đổi tiền cướp hết tiền dành dụm của người dân, khiến biết bao nhiêu gia đı̀nh phải mang đồ gia dụng ra chợ trời bán để đổi lấy miếng ăn. Các tự do cơ bản không còn, báo chı́ bị dẹp bỏ, tin tức hoàn toàn bưng bı́t.

Kết quả là hàng triệu người đã liều chết vượt biển ra đi tı̀m tự do, trong đó không biết bao nhiêu đã chôn mı̀nh nơi biển Đông hay bị hải tặc hãm hiếp và giết chết. Các trại tỵ nạn như Pulau Bidong, Galang, Palawan đã là nơi tạm trú của hàng chục ngàn đồng bào tỵ nạn đợi định cư sang các nước tự do. Các diễn biến dồn dập và thảm thương tại quê nhà đã hoàn toàn chi phối sinh hoạt của Tổng Hội Sinh Viên trong giai đoạn đó.

28/4/1975 hàng trăm sinh viên chı́t khăn tang yên lặng tuần hành

Biến cố 30/4/75 đã như quả đấm giáng mạnh vào THSV, giống như với mọi sinh hoạt khác của đất nước lúc đó. Hı̀nh ảnh cuộc biểu tı̀nh ngày 28/4/1975 khi mấy trăm sinh viên chı́t khăn tang yên lặng tuần hành các đường phố Paris để tưởng niệm những chiến sı̃ Việt Nam Cộng Hòa và đồng bào đã bỏ mı̀nh vı̀ đất nước, đã nói lên sự hoang mang cùng cực của người sinh viên Việt Nam tại Paris lúc đó. Sau này, hı̀nh ảnh này đã được phổ biến rộng rãi trên mạng internet như biểu tượng của tinh thần đồng hương trong những giờ phút đen tối nhất của lịch sử quê nhà. THSV đã im hơi lặng tiếng suốt 6 tháng sau ngày 30/4/75 để quan sát thái độ của nhà cầm quyền cộng sản sẽ ra sao sau khi đã toàn thắng. Phải đến cuối năm 1975 thı̀ THSV mới dứt khoát khẳng định vai trò nêu cao chı́nh nghı̃a tự do, nhân quyền, chống độc tài bạo lực.

Một duyên may cho THSV là biến cố 30/4/75 đã xảy đến trong lúc THSV rất dồi dào sinh lực. Đêm Hội Tết Ất Mão 1975 thành công lớn, với thành phần tổ chức hùng hậu đông đảo, quy tụ một số anh chị em có kinh nghiệm sinh hoạt cùng với một số rất đông các bạn trẻ đầy nhiệt huyết. Nên khi THSV đã khẳng định lập trường thı̀ sẵn sàng để đáp ứng lại nhu cầu của tı̀nh thế. Trong khoảng 3-4 năm sau ngày 30/4/75, khi đa số các đoàn thể quốc gia trước 75 đã ngưng hoạt động, và các tổ chức và cơ quan truyền thông người Việt tỵ nạn hải ngoại chưa kịp thành hı̀nh, thı̀ Tổng Hội đã mặc nhiên đứng ra nhận lãnh vai trò lãnh đạo trong công việc chiếu rọi ánh sáng vào tı̀nh trạng quê nhà và gióng cao tiếng nói của người Việt yêu chuộng tự do. Một vai trò vượt xa vai trò truyền thống của một hội đoàn sinh viên.

Lire aussi/Đọc thêm  Vụ án Trần Văn Bá

Các đêm Hội Tết thường niên, khởi đầu bằng đêm Hội Tết Bı́nh Thı̀n 1976 “Ta còn sống đây”, với sự tham gia nhiệt tı̀nh của khoảng 3000 đồng bào tại nhà hát Maubert Mutualité, ngay tại thủ đô Paris lúc đó là thủ đô của người Việt hải ngoại, đã là biểu tượng nổi bật của cộng đồng người Việt hải ngoại quyết tâm chống sự bạo tàn của nhà cầm quyền cộng sản và gióng to tiếng nói đòi tự do dân chủ.

Tờ Nhân Bản ra đời vào tháng 4/1977, với hı̀nh thức và nội dung chuyên nghiệp, mỗi tháng in 2000 số gửi về các trại tỵ nạn ở vùng Đông Nam Á, đến các hội đoàn khắp nơi trên thế giới và bày bán tại các thương vụ khắp Paris đã trong một thời gian đóng vai trò cơ quan ngôn luận chı́nh của cộng đồng người Việt hải ngoại. Trước đó, tờ Thông Tin Sinh Viên, tuy hı̀nh thức cực kỳ thô sơ, cũng đã ra hàng tháng từ tháng 11/75 để phần nào chọc thủng bức màn bưng bı́t tin tức trong những năm tháng đầy hoang mang sau khi người cộng sản bức chiếm miền Nam.

25.04.1977 Biểu tình chống Phạm Văn Đồng tại quảng trường Trocadéro

Hàng ngàn người biểu tı̀nh phản đối Phạm Văn Đồng vào tháng 4/77 nhân chuyến công du hải ngoại đầu tiên của một nhà lãnh đạo cộng sản đã là một gáo nước lạnh tạt vào mặt chế độ, khi họ đã tưởng được toàn thế giới chào mừng chiển thắng, và nói lên sự quyết tâm của đồng bào Paris. Cuộc biểu tı̀nh mấy ngàn người ngày 29/4/1979 tại quãng trường Trocadéro khi làn sóng vượt biên lên cao điểm đã để lại dấu ấn trong tim nhiều người.

Sự kềm kẹp của chể độ Cộng Sản cũng tất nhiên đưa đển sự hı̀nh thành của các đoàn thể kháng chiến võ trang. Tháng 2/1976, Mặt trận Thổng nhất các Lực lượng Yêu nước Giải phóng Việt Nam do ông Lê Quổc Túy lãnh đạo ra mắt báo chı́ tại khách sạn Le Médidien, Paris và được sự hỗ trợ nồng nhiệt của THSV trong đêm tưởng niệm ngày 30/4 tổ chức tại Salle Pleyel hai tháng sau đó. Năm 1983, sau khi Mặt trận Quổc gia Thổng nhất Giải phóng Miền Nam Việt Nam do ông Hoàng Cơ Minh lãnh đạo ra mắt tại Hoa Kỳ, thı̀ THSV cũng đã tham gia vào việc thành lập Phong trào Quổc gia Yểm trợ Kháng chiến tại Paris. Tuy trong cả hai trường hợp, THSV do chức năng một hiệp hội chı́nh thức đăng ký với chı́nh quyền Pháp, không thể trực tiếp tham gia vào các lực lượng kháng chiến này, nhưng nhiều thân hữu của THSV đã giữ những vai trò trọng yếu. Đặc biệt, năm 1981, anh Trần Văn Bá, một chủ tịch THSV trong nhiều nhiệm kỳ trong khoảng thời gian đó, đã lặng lẽ từ giã Paris lên đường tı̀m nẻo về chiến khu quổc nội.

Cùng đồng hương tại Paris

Thập niên 1974-1983 cũng chứng kiến những chuyển đổi sâu đậm trong cộng đồng người Việt tự do tại Paris. Từ một tập thể sinh viên du học khá đồng nhẩt, THSV lúc này bắt đầu quy tụ nhiều thành phần khác như những cựu sinh viên đã ra trường đi làm, người trẻ tỵ nạn mới định cư tại Paris, các gia đı̀nh tỵ nạn trong đó có các em còn học trung học, các người lớn tuổi muốn góp sức cùng xây dựng cộng đồng hải ngoại. Bên cạnh nhu cầu đấu tranh cho chı́nh nghı̃a tự do, nhu cầu phát huy và gı̀n giữ văn hóa dân tộc cũng ló dạng.

Lire aussi/Đọc thêm  Nhớ lại Ngày Mai

Các sinh hoạt của THSV đã chuyển mı̀nh để đáp ứng nhu cầu mới. Tháng 10/1977 Hội chợ Trung Thu được tổ chức lần đầu tại Paris, với mấy trăm thiếu nhi và phụ huynh tham dự. Trang Mực Tı́m, khu vườn của giới trẻ yêu tiếng Việt trên báo Nhân Bản, là một trang rất được yêu chuộng của tờ báo. Băng nhạc Lam Sơn 2 được phát hành với các bài hát dành riêng cho các em thiếu nhi. Tờ Nhân Bản nhận được sự cộng tác thường xuyên của một số tay viết điêu luyện như nữ sı̃ Minh Đức Hoài Trinh, hay vị văn sı̃ khiêm nhường ký bút hiệu Chu Thanh Lan.

Trong lãnh vực văn nghệ, các anh chị em đã chuyển mı̀nh và đi vào lãnh vực sáng tác. Nhóm Sáng tác Tổng Hội Sinh Viên đã ra đời ngay năm 1975 và phát hành ba cuộn băng Du Ca 1, 2, 3 với phẩm chẩt cao. Đển năm 1980 Văn Đoàn Lam Sơn thành lập, đánh dấu một giai đoạn sáng tác nhạc đấu tranh và dân tộc nổi bật của cộng đồng người Việt tỵ nạn. Bài Ai Trở Về Xứ Việt được phóng lên đài phát thanh các trại tỵ nạn Đông Nam Á đã đem lại nguồn an ủi lớn cho những người vừa đặt chân đến bến bờ an lành. Bốn cuộn băng Lam Sơn 1, 2, 3, 4 đã phô diễn sức sáng tạo của các anh chị em THSV trong giai đoạn đó.

Đại Hội Sinh Viên Việt Nam Âu Châu 08.1977 tại Paris

THSV cũng đã đóng vai trò chủ động trong việc liên kết các hội đoàn sinh viên Việt Nam tại Âu Châu, đứng ra tổ chức Đại hội Sinh viên Việt Nam tại Âu Châu lần đầu vào tháng 8/1977. Hàng năm, THSV hiện diện đông đảo tại các Đại hội Thể thao Âu Châu, lúc nào cũng góp phần tích cực vào phần sinh hoạt và tổ chức, và ao ước thắng giải Nhã Nhặn.

Cũng phải kể đến những chuyến thăm viếng chào mừng và ủy lạo người Việt tỵ nạn mới đến Paris tại các trại tạm cư như Debrousse, Villers sur Marne.

Năm 1981 THSV thành lập Đoàn Thể Thao để đáp ứng nhu cầu của giới trẻ, tạo môi trường sinh hoạt luyện tập thể thao thường xuyên với những cơ sở phòng ốc khang trang tiện dụng, cũng như là ghi danh thi đấu với các tổng cục thể thao Pháp. Ngay những năm đầu thành lập, Đoàn Thể Thao đã quy tụ trên 100 thành viên trong đủ mọi bộ môn từ bóng tròn, bóng chuyền, đến quần vợt, vũ cầu, bóng bàn, bơi lội, và đã là một môi trường sinh hoạt lành mạnh và sinh động cho giới trẻ Việt Nam ở Paris.

Chúng ta cũng không nên quên những sinh hoạt mà THSV tổ chức cho chính các thành viên của mình, như các trại hè, du ngoạn. Đặc biệt, trại Le Mans, tổ chức vào tháng 8/1975 trong giai đoạn hoang mang sau ngày 30/4/75, tuy khung cảnh rất đơn sơ đã gây ấn tượng sâu đậm trên các bạn trẻ tham dự, tạo nhân tố cho các sinh hoạt khởi sắc sau đó.

Những bàn tay xây dựng

Yếu tố nào đã giúp THSV đạt được thành quả trong giai đoạn 1974-1983 này ? Chỉ có một yếu tố duy nhất, đó là sức người.

Trong những năm đầu sau ngày 30/4/75, THSV đã sinh hoạt trong những điều kiện vật chất thiếu thốn nhất. Các anh chị em lúc đó đều là sinh viên với lợi tức ít ỏi, nguồn chuyển ngân từ gia đình cũng không còn. Trụ sở trên lầu quán Monge bị tòa đại sứ cộng sản thu hồi, và mãi đến giữa năm 1979 thì THSV mới được thành phố Paris cấp một căn nhà cũ kỹ tại đường Damesme, Paris 13 để làm trụ sở.

Không có sự đóng góp hoàn toàn thiện nguyện vô vị lợi, của 800 anh chị em trong các ban văn nghệ, trang trí, kỹ thuật, tổ chức, tiếp tân, trật tự, thì không thể có đêm Hội Tết tầm vóc. Không có 30 anh chị em hàng tháng xếp báo, dán nhãn tên, chia theo vùng để gửi bưu điện, thì tờ Nhân Bản khó có đủ tài chính để ra đều đặn. Tất cả các công việc thực hiện tờ báo, từ việc biên tập, cập nhật danh sách độc giả, đánh máy, đánh dấu, dán chữ letraset để chạy tít, lên khuôn, xếp báo, dán nhãn tên, phân phối tại bưu điện và các cơ sở thương mại đều do các anh chị em thiện nguyện đảm trách, với những phương tiện thủ công nghệ nhất.

Lire aussi/Đọc thêm  Tinh Thần Tổng Hội

Nhưng có lẽ quan trọng hơn số lượng, là tinh thần làm việc của các anh chị em. Tinh thần này đã được hun đúc từ lúc THSV được thành lập và được duy trì và phát huy trong giai đoạn đầy cam go thử thách sau ngày 30/4/75. Đó là đặc tính vô vị lợi, như đã nói, nhưng cũng vô danh, như trong đêm Tết không nêu danh diễn viên, người viết báo lấy bút hiệu tập thể, cả đến nhiều bài hát cũng ký là nhóm sáng tác THSV. Đó là tinh thần bình đẳng, mọi đóng góp đều được tôn trọng trân quý, từ người gác cửa sau hậu trường đến chủ tịch hay người ca sĩ hát đơn ca.

01.1978 Sinh hoạt cùng các em tại trại tỵ nạn tạm thời ở Villiers sur Marne

Đó là tinh thần hy sinh quên mình để thực hiện mục đích chung, nhưng không bao giờ nhân danh việc chung mà gò ép, kiểm soát cá nhân. Ngược lại mỗi cá nhân đều được quý trọng, anh chị em ai nấy đều được tự do sáng tạo, mỗi một người hoàn toàn làm chủ phần việc của mình. Đó là tinh thần tin tưởng lẫn nhau, tin tưởng vào khả năng những người trẻ tuổi. Đó là tinh thần mạnh dạn, không sợ phóng mình vào những việc có tầm vóc, hoàn toàn mới lạ, mà các anh chị em hay gọi là “điếc không sợ súng”.

Nhờ “tinh thần Tổng Hội” này mà mấy trăm anh chị em đã làm việc hài hòa với nhau trong các dự án có tầm vóc đồ sộ. Sự hài hòa đến từ tâm hồn trong sáng không chút vị kỷ, không tı̀m danh lợi cá nhân, không coi ý kiến mı̀nh là cao trội hơn người. Nhưng sự hài hòa cũng không do áp lực của tập thể lên cá nhân, không bắt cá nhân phải hy sinh cho những khẩu hiệu hô hào và ý thức hệ phi nhân bản. Điều gı̀ đã thúc đẩy các anh chị em ? Có lẽ giản dị vı̀ yêu con người, yêu người dân Việt Nam, muốn người dân được tự do, được sống đời sống nhân bản.

Gia tài tinh thần của THSV cũng là gương của những người đi trước, những thành quả của các thế hệ trước. Có thể nói là thế hệ 1974-1983 đã gı̀n giữ đồng thời phát huy thêm gia tài tinh thần này. Các đêm Hội Tết được tiếp diễn với cùng khuôn khổ do thế hệ đàn anh đặt ra, nhưng lại thêm phòng Triển lãm từ năm 1979. Báo Nhân Bản đã nâng tờ báo của THSV lên một vị trı́ chưa từng thấy trước đó. Sinh hoạt văn nghệ được tăng trưởng bởi phong trào sáng tác. Ngoài các Đại hội Thể thao Âu Châu lại có thêm sinh hoạt thường xuyên của Đoàn Thể Thao.

Quan trọng hơn cả có lẽ là qua các sinh hoạt, THSV đã cống hiến người trẻ Việt Nam một cơ hội để khám phá lý tưởng phục vụ cho một cái gı̀ cao hơn quyền lợi của riêng mı̀nh, và qua đó khám phá chı́nh mı̀nh, khám phá nơi mı̀nh cái cao đẹp nhất của con người.

Nguyễn Như Lưu

Các bài cùng thập niên