agevp60.com

Logo AGEVP 60 ans

Thập niên 1974 - 1983

Thằng bé tát dầu

Bài hát “Thằng bé tát dầu” là một nhạc phẩm tiêu biểu của Văn Đoàn Lam Sơn và là một trong những bài hát đã đem đến cho người nghe nhiều cảm xúc. Sau đây là một giai thoại nhỏ về sự ra đời của bài hát này do chính nhạc sĩ Phan Văn Hưng kể lại…

Tết năm 1980, hai vợ chồng tụi này (Phan Văn Hưng và Hương ‘Nam Dao’) phải đi làm xa ở ngoại quốc nên không giúp gì được cho văn nghệ hay cho báo Nhân Bản. Nhận được tờ báo Nhân Bản Xuân 1980 do anh em gửi sang, thấy có bài viết của Nguyễn Song Pha tựa là “Em bé tát dầu“, đọc rất cảm động. Anh bạn Lưu cao kể lại, hồi đó Nhân Bản nhận được thư của Nguyễn Song Pha gửi về tòa soạn, lúc đó anh này còn đang ở trại tỵ nạn hay mới tới Pháp định cư thì phải.

Bài viết có lời tựa “Viết cho em bé tát dầu bị bắn chết ở cầu H xưởng Ba Son tháng 11, 1977” kèm với mấy câu thơ :
Ba viên đạn nổ dòn từ một khẩu AK
Phản động? Đế quốc?
Hay hận thù giai cấp?
Thằng nhỏ chết với đôi mắt mở trừng
Trên giòng sông sóng gợn rưng rưng !

Mình dựa theo đó mà làm nhạc, nhưng không có đàn guitare nên phải tưởng tượng trong đầu, rồi âm ư vào máy cassette cho Hương viết toàn bộ phần lời. Vốn không biết viết lách tuy nhờ làm báo Tổng Hội Sinh Viên mà tập tành được chút đỉnh, cho nên chuyện sáng tác lời nhạc còn dở lắm. Mình mường tượng bản này sẽ viết theo lối kể chuyện như bài “Người anh Vĩnh Bình” của Nguyễn Đức Quang, thì rất may có Hương đi guốc vào bụng, thực hiện được đúng ý nguyện. Phải nói là bài này rất khó viết lời vì cường độ của điệp khúc với đoạn thường khác nhau, Hương phải khéo léo lồng câu chuyện vào cho hợp dòng nhạc.

Lire aussi/Đọc thêm  Nghe nhạc Du Ca 1

Về đến Paris năm 1980, chân ướt chân ráo, tá túc ở nhà ông bà già tại Bourg La Reine, mình ngồi ở bàn trong phòng khách ghi ra bản này. Tương đối tươm tất hơn bình thường vì có thước kẻ !

Nếu nhớ không lầm, bản thân mình đã trình bày bản này trong Đêm Tết 1981, hôm đó có Nguyễn Song Pha tới xem. Sau đó nhận được thư anh ta xin bản viết, mình gửi bản chính cho Nguyễn Song Pha, giữ lại photocopy nhưng lại đánh mất trang chép lời, chỉ giữ được trang đầu có nốt nhạc (coi hình phía dưới). Phía dưới viết tay đề là “Tháng 8/80” đồng thời ghi nhạc của Phan Văn Hưng (Văn Đoàn Lam Sơn). Lúc bấy giờ, Văn Đoàn Lam Sơn đã chính thức thành hình cho nên mới ký như vậy.

Đến thập niên 1990 mới được Nguyễn Song Pha bật mí tên thật là Nguyễn Ngọc Đức và là một người đang tích cực hoạt động hội đoàn trong vùng Paris.

Phan Văn Hưng

Cùng chủ đề

Đọc được trên mạng

Tại trang https://www.youtube.com/watch?v=pYSW7Qidi0o, lời bình của ‘100Pages‘ :
Lúc đó tôi đang làm việc ở Hải quân công xưởng ( Bason) thật ra trên dòng sông luôn có lớp dầu cặn do những tàu chiến thải ra , nên thường dân Thủ Thiêm nghèo thường dùng những thuyền nhỏ đi vớt dầu đem về lắng để đem bán cho các lò để họ nấu nhôm làm nồi !

Lire aussi/Đọc thêm  Nghe nhạc Lam Sơn 1

Việt cộng họ cấm không cho các thuyền được đến gần những tầu vì họ sợ người dân đặt mìn (suy bụng ta ra bụng người) nên hôm đó có 2 em bé trên cái xuồng nhỏ đang nghiêng một bên xuồng sát mặt nước và dùng miếng gỗ dẹp tát dầu vào lòng thuyền, lúc đó mấy tên cảnh vệ ở trên ca nô đi tuần trên sông đuổi theo và 2 cháu cố chèo đến gần bờ Thủ Thiêm nhưng một tên đã dùng súng AK bắn ngay sau lưng người anh 13 tuổi gục xuống chết tại chỗ còn cậu em 10 ôm xác anh khóc trên chiếc thuyền nhỏ !

Vụ này sau đó họ đem tên cảnh vệ (hải quân) ra xử tại hội trường Ba son ( tôi có dự buổi xử đó) mà không có gia đình nạn nhân, như xử nội bộ phạt 2 năm tù , nhưng chưa tới một năm tôi đã thấy hắn đi gác ngoài cổng ! Nghe nói họ điều ban xã hội nhà máy Ba son đem 10 ký thịt heo 10 ký nếp, một bao gạo, mấy bao xi măng để xây mộ, và một số tiền nhỏ tôi không nhớ ! Tôi chỉ nhớ cái mặt tên cảnh vệ này xương xẩu và tái mét trông rất đáng ghét”.

Tại trang https://www.youtube.com/watch?v=rMUcGSGfqY4,
Lời bình củaVee Le‘ :
Bài hát này được Evis Phương và Nam Lộc hát trên đảo Pulau Bidong, trại chuyển tiếp Terengganu 1986, làm cả hàng ngàn dân vn tỵ nạn cộng sản bật khóc.

Lire aussi/Đọc thêm  Em bé tát dầu

Lời bình củanguyen diep‘ :
cám ơn nhạc sĩ Phan văn Hưng đã sáng tác ca khúc này đây là 1 câu chuyện có thật xảy ra vào đầu những thập niên 80 tại sài gòn ,tôi là người may mắn trong ngày hôm đó nếu hôm đó ghe nó không bị gảy chèo thì chắc nó chưa chết

Lời bình củaTài Bủ Bủ‘ :
Người bị bắn là Bác 4 của mình và cậu út của mình

Thành viên Tổng Hội Sinh Viên

Phan Văn Hưng (2002, Paris)

Phan Văn Hưng (2008, Hoa Kỳ)

Mộng Trang (2007, Pháp)

Tố Lan (2014)

Bro’Sis (2024, Pháp)

Ca sĩ khác

Elvis Phương

Lâm Dung

Nguyễn Minh

Đoan Lê & Phong Nguyễn

Nguyễn Hoàn Quân

Ngô Đồng

Bảo Long

Karaoke