agevp60.com

Thập niên 1964 - 1973

Tổng Hội Sinh Viên Paris và chuyện hồi hương

Bài này được viết như một đóng góp nho nhỏ theo lời kêu gọi của một số anh em đang cố gắng viết lại trang sử của đại gia đình THSVVNP, nơi quy tụ những người cùng một lý tưởng Quốc gia.

Vấn đề hồi hương được đặt ra rất sớm. Nó đã hiện hữu trong tinh thần các anh em trong những BCH đầu tiên của THSVP. Nó phát xuất từ một nhận định cụ thể là tı́nh đến các năm giữa thập niên 60 con số sinh viên, du học hay sẵn sống bên Pháp, thành tài rồi trở về phục vụ đất nước rất giới hạn, chı̉ lèo tèo dăm mống vı̀ Pháp quốc mở rộng tay đón nhận, không ép buộc ai ra về. Đây chı̉ là một nhận xét chung chung chứ không là kết quả của một nghiên cứu khoa học nhưng nó là cảm nhận xác thực mà đám sinh viên trẻ mới qua Paris đại khái trong 5 năm 1960 đến 1964 đã cùng nhau chia sẻ. Nó còn là cớ được anh em đưa ra để chı̉ trı́ch các tầng lớp lớn tuổi hơn bị coi là “già” đang âm thầm sống bı̀nh lặng trên xứ Pháp, hiếu khách và đáng yêu này.

Sau này tôi được biết là vào đầu hè năm 1965 một số anh em, được gọi là nhóm Prépa, rủ nhau đi cắm trại ở Deauville, một tı̉nh bên bờ biển Manche. Sau mấy ngày sinh hoạt họ đồng lòng quyết định :

   1. THSVP phải có nhiệm vụ phục vụ cho lý tưởng quốc gia
   2. Hồi hương sau khi thành tài là mục đı́ch cần được theo đuổi
   3. Trong một thời gian khoảng 10 năm các anh em phải cùng nhau sát cánh để tự chuẩn bị cho ngày về

Lúc đó BCH đầu tiên của Tổng Hội chưa đầy 1 tuổi và đang do các anh đa số thuộc đảng chı́nh trị Tự Lập nắm giữ. Họ chủ trương một con đường thứ 3 ở giữa quốc gia và cộng sản. Vı̀ thế mùa thu năm đó mới có chuyện số sinh viên của nhóm Prépa lập liên danh tranh cử vào BCH Tổng Hội để giành lại quyền quyết định hướng đi cho Tổng Hội. Và họ thành công.

Từ ngày đó phục vụ lý tưởng quốc gia thành hướng đi không hề lệch lạc của THSVP.

Vı̀ vấn đề hồi hương sau khi thành tài là một vấn đề trừu tượng, nằm trong tinh thần của từng cá nhân nên khó lòng chuyển thành những công việc cụ thể để mà lần hồi thực hiện. Chẳng qua việc cụ thể có thể làm là những buổi bàn luận, học tập nội bộ hay hội thảo. Rồi nội dung của đề tài cũng không rộng lớn đến độ đòi hỏi nhiều cố gắng thường xuyên. Sau 4 BCH nối tiếp nhau từ 65 cho đến 69, kết quả là có câu giải đáp cho vấn đề hồi hương, đó là sự hiện hữu của một bầu không khı́, một tinh thần tự nhiên, tự tại trong môi trường Tổng Hội. Thành tài rồi trở về góp sức xây dựng xứ sở đã là một việc bı̀nh thường. Đối với một số anh em có tinh thần cao nó còn là một thôi thúc, một bổn phận và chı́nh những người này lại ảnh hưởng tı́ch cực đến người xung quanh. Chẳng cần phải tổ chức học tập ý tưởng hồi hương cũng lan truyền theo diện “gần mực thı̀ đen, gần đèn thı̀ sáng”.

Lire aussi/Đọc thêm  THSV đã ra đời và lớn lên như thế nào ? (1)

Phải đến hè năm 1969 thı̀ ta có thể cho rằng phong trào hồi hương đã chı́n. Năm đó mới thấy thêm một hành động cụ thể của Tổng Hội đóng góp cho sự hı̀nh thành của phong trào hồi hương.

Hè đó tôi về Sài Gòn đi thực tập ở Bộ Công Chánh mà không ngờ là chuyến đi về lại mang đến một chuyện kỳ thú, vı̀ tôi hằng khát khao nhı̀n thấy rõ hơn hiện tı̀nh đất nước. Vừa đến Sài Gòn tôi có dịp gặp ngay anh Nguyễn Xuân Nghı̃a lúc đó là đương kim Chủ tịch THSVP và chị Lê Thị Lan Phương đang sống ở Việt Nam trong một thời gian để soạn một luận án về gạo. Nghı̃a nói ngay với tôi “Tao đang có liên lạc với Nha Tổng Cục Chiến Tranh Chính trị để nhờ họ tổ chức cho đi thăm viếng một số cơ sở. Mình sẽ có được một nhận định trung thực hơn về tình trạng quốc nội. Mày, tao và Hương sẽ làm thành một phái đoàn sinh viên hải ngoại về thăm đất nước.“. Tôi hân hoan hưởng ứng.

Thế là tôi tı̀nh cờ hóa ra thành viên của một “Phái đoàn sinh viên hải ngoại” chı̉ gồm có ba chúng tôi. Cùng với một số sinh viên quốc nội, tổng cộng lại độ chục người, chúng tôi được đưa đi tham quan các trường Võ Bị Đà Lạt và Thủ Đức, các trung tâm Huấn Luyện Quang Trung (nơi đây Nghı̃a và tôi được thử bắn súng M16), Huấn Luyện Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn ở Vũng Tàu. Tiếc là chúng tôi hụt một chuyến đi thăm Huế vào phút chót vı̀ tı̀nh hı̀nh quân sự căng thẳng.

Lire aussi/Đọc thêm  Nhân Bản, những bước đầu

Hết hè về Pháp tôi rủ rê một số bạn cùng khóa thành lập liên danh ra tranh cử BCH 69-70. Qua năm 1970 trong tư cách Chủ tịch BCH tôi có gửi một bức thư cho Thủ tướng Trần Thiện Khiêm yêu cầu chı́nh phủ giúp đỡ và dành mọi dễ dãi cho việc sinh viên hải ngoại về thăm đất nước với hy vọng cùng niềm tin là chuyện này sau đó sẽ là một khı́ch lệ lớn lao cho quyết định hồi hương của các sinh viên thành tài. Đương nhiên chuyện này bị xem là nhỏ bé và tôi chı̉ nhận được một lá thư phúc đáp lịch sự, viện cớ chı́nh phủ cần tiết kiệm phương tiện cho những vấn đề cấp bách và quan trọng hơn. Mùa hè 70 anh Nguyễn Ngọc Danh cùng chị Lê Thị Lan Hương về Sài Gòn làm lễ cưới. Nhân dịp đó cũng có một số người về cùng trong đó có Phượng sau này lấy tôi làm chồng và là em họ của chị Hương. Anh Nghı̃a cũng có đi về và nhờ thế lại có dịp liên hệ lần thứ nhı̀ với Tổng Cục Chiến Tranh Chı́nh Trị để một lần nữa một nhóm sinh viên từ Pháp về được đi tham quan, nhận xét tı̀nh hı̀nh như năm ngoái. Lần này thı̀ nhiều hơn 3 người và đó cũng là dịp cho anh Nghı̃a và anh Danh trı̀nh bầy cho Chı́nh phủ và nói rõ được là chuyện đi về thăm nước sẽ có tác dụng tı́ch cực cho vấn đề hồi hương. Chı̉ biết là đề nghị của các đại diện THSVP năm đó lọt được vào tai của giới cầm quyền. Tôi không được biết rõ nhiều chi tiết vı̀ giữa hè năm đó tôi từ trại hè Tổng Hội bên Tây Ban Nha trở về Paris và đang chuẩn bị đi sang Gia Nã Đại học thêm.

Sang đầu mùa thu 70 không có ai đứng ra thành lập liên danh và ứng cử BCH mới. Một số lớn anh em của BCH cũ ở lại xử lý thường vụ với hai anh Nguyễn Ngọc Danh và Phạm Tất Đạt nhận lời đồng làm Chủ tịch.

Chẳc hẳn anh em đã không bỏ quên vấn đề hồi hương vı̀ đến hè năm 1971 lúc tôi trở về Pháp sau một năm học kỳ tốc ở Montréal, anh em BCH có nhã ý rủ tôi cùng đáp chuyến bay charter do họ tổ chức về Sài Gòn, lần này với tư cách của một phái đoàn có chı́nh danh từ trước khi đi về.

Trại hè Nối vòng tay lớn tại VN.

Như thế chuyện này cứ mỗi năm mỗi tiến thêm cho đến hè năm 1973 thı̀ có được một phái đoàn xôm tụ do anh Trần Văn Bá dẫn đầu, được chı́nh thức đón tiếp và quảng bá rầm rộ. Cao điểm là một trại được tổ chức dưới danh nghı̃a “Nối Vòng Tay Lớn” với sự góp mặt của anh em sinh viên quốc nội.

Lire aussi/Đọc thêm  10 năm Tổng Hội (1)

Phải để ý đến phı́a sau hai lần phô trương bề nổi này thı̀ mới thấy kết quả cụ thể của mọi nỗ lực của gần chục năm vừa qua. Một phong trào hồi hương đã trở thành hiện thực không kèn không trống. Từ mùa xuân năm 72 qua suốt năm 73 có lẽ cả chục, cả trăm người thành tài đã rời xứ Pháp để trở về phục vụ quốc gia. Một chuyện chưa từng xảy ra từ bao năm nay.

Chı̉ nội trong vùng Paris riêng tôi đã liệt kê ra được 26 tên anh chị tôi quen biết ı́t nhiều. Đi vào chi tiết tôi thấy đa số các người đó từng là hội viên hay thành viên các ban chấp hành TH. Đáng kể là trong số đó có 4 cựu Chủ tịch của 7 BCH đầu tiên của TH.

Sự kiện này cho thấy ngoài những sinh hoạt cố hữu mà một hội đoàn sinh viên ở hải ngoại phải có, như gây dựng và phổ biến tinh thần liên đới, tương trợ và đoàn kết trong cộng đồng sinh viên, qua các sinh hoạt thông tin, thể thao và văn nghệ, THSVP còn thı́ch ứng được với một vai trò có tầm vóc lớn hơn mà hoàn cảnh lịch sử đặc biệt lúc đó đòi hỏi và giao phó. Đó là nhiệm vụ làm sáng tỏ chı́nh nghı̃a quốc gia. Thêm nữa nhóm đàn anh đi đầu trong Tổng Hội còn thực hiện được một mục tiêu cao đẹp của việc đi Pháp du học là tạo dựng được tinh thần hồi hương phục vụ xứ sở cho những sinh viên thành tài, một thành tựu đáng kể và đáng ghi nhớ.

Bùi Ngọc Vũ