agevp60.com

Logo AGEVP 60 ans

Thập niên 1974 - 1983

Vụ án Trần Văn Bá

Ngày 08-01-1985, tên anh Trần Văn Bá đi vào lịch sử. Buổi sáng tại Thủ Đức, bạo quyền cộng sản Việt Nam đã đem xử bắn anh cùng với hai Ông Lê Quốc Quân và Hồ Thái Bạch, ı́t lâu sau khi một phiên tòa lịch sử đã tuyên án tử hı̀nh 3 vị anh hùng.

Viết về Trần Văn Bá thì có rất nhiều để viết và đã được viết rất nhiều. Nhân dịp đặc san Nhân Bản này, tôi xin được ghi lại đây, đặc biệt cho những người trẻ sinh ra sau vụ án lịch sử, những điểm chı́nh của vụ án, bối cảnh thời đó và một phần hiểu biết về người anh Trần Văn Bá, đã trở thành anh hùng dân tộc.

Diễn tiến vụ án

Ngày 14 tháng 12 năm 1984, 21 kháng chiến quân thuộc Mặt Trận Thống Nhất các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam đã bị “Tòa Án Nhân Dân Tối Cao” của chế độ cộng sản Hà Nội đem ra xử. Phiên tòa xảy ra tại Nhà Hát lớn Sài-gòn, diễn tiến vụ án được phóng thanh tại công trường Lam Sơn và hàng ngàn người đã chen chúc nhau ngồi theo dõi.

Trong bản cáo trạng đọc trước tòa, công tố viên Trần Tế cho biết ngay từ đầu tháng 1/81, an ninh cộng sản đã phát hiện một “tổ chức gián điệp” xâm nhập vào Việt Nam. Theo bản buộc tội, ông Lê Quốc Túy là chủ tịch của tổ chức, ông Mai Văn Hạnh là chủ tịch quốc ngoại, các ông Huỳnh Vı̃nh Sanh và Hồ Tấn Khoa làm đồng chủ tịch quốc nội. Trần Văn Bá được cử là tham mưu và ông Lê Quốc Quân phụ trách lực lượng vũ trang trong nước. Mặt khác, Trung quốc thì bị tố là đã tài trợ các hoạt động của “tổ chức gián điệp” và các lực lượng tı̀nh báo của Thái Lan và Hoa Kỳ cũng bị cho là đã hợp tác chặt chẽ vào”âm mưu phá hoại”.

Công tố viên cộng sản cho biết có 10 toán đã vào trong nước tı́nh từ đầu năm 1981 đến tháng 9 năm 1984. Toán thứ nhất về bằng đường bộ tư Thái Lan qua Cam Bốt, khi đến Châu Đốc thì bị bắt. Toán này có nhiệm vụ liên lạc với lực lượng của Hòa Hảo để chiếm đóng vùng Bảy Núi. Toán thứ 10 về bằng đường biển hồi đầu tháng 9/84 gồm 21 người trong đó có Mai Văn Hạnh, TrầnVăn Bá. Toán này bị bắt ngay khi mới đổ bộ vào bờ biển. Tổng cộng, có tất cả 119 người đã bị bắt giam hoặc giết chết. Thiếu tá Nguyễn Tấn Dũng thuộc nhóm chỉ huy công an tı̉nh Kiên Giang trong thời kỳ đó. Sau này được phong làm đại tá Công An, rồi thủ tướng CS Việt Nam.

Ngày 27 tháng 12, 1984, Ô. Lê Quốc Túy tổ chức họp báo tại Paris với tư cách là ủy viên đối ngoại của Mặt Trận Thống Nhất các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam (MTTNLLYN). Ông Túy xác nhận một số chiến sĩ của Mặt Trận đã bị bắt từ 1980. Không ai giúp Mặt Trận cho đến nay, việc Việt cộng cho rằng có Trung Hoa, Thái Lan hay Hoa Kỳ giúp là để phỉ báng cuộc cách mạng. Súng đạn do chı́nh cán bộ cộng sản cung cấp hoặc bán lại. Trong số 21 người bị xử có 2 cựu cán bộ cộng sản. Vũ khí dùng để bảo vệ dân chúng, chất nổ nhằm tổ chức phá hoại tại Sàigòn.

Trong các phiên xử, mỗi lần một bị cáo có toan tı́nh đi ra ngoài những lời tự thú đã bị áp đặt trước là lập tức bị đàn áp. Ông Huỳnh Vı̃nh Sanh vừa hô “Việt Nam Cộng Hòa muôn năm” liền bị một cán bộ cộng sản đưa tay bịt miệng, một cán bộ khác chạy tới còng tay lại ! Ông Hồ Thái Bạch bị công an dùng dùi cui đánh đập vı̀ ông lên tiếng phản đối các bản án của tòa án cộng sản.

Bản cáo trạng

Bản cáo trạng dài 29 trang, được công tố viên Trần Tế đọc trong suốt hai giờ đồng hồ.

Về phần Trần văn Bá, bản cáo trạng đã ghi :

“Trần Văn Bá đã làm chủ tịch Tổng Hội SinhViên tại Paris trong thời chế độ Thiệu và trong những năm từ 1975 đến 1980.

Năm 1980, Trần Văn Bá gia nhập Mặt Trận Lê Quốc Tuý – Mai Văn Hạnh, sang Bangkok Thái Lan và được giao việc tuyển mộ người từ các trại người Việt tỵ nạn tại Thái đưa về trung tâm huấn luyện. Trần Văn Bá là một trong những người chỉ huy chuyến xâm nhập Việt Nam bằng đường bộ vào cuối 1980, nhưng phải quay trở về Thái Lan sau khi khi gặp một số khó khăn bất ngờ. Sau đó Trần Văn Bá làm cán bộ thường trực, đặc trách về nhân sự và an ninh nội bộ. Trần Văn Bá đã cầm đầu 10 chuyến vào Việt Nam, đem người, vũ khí, máy truyền thông và quân phục.

Cùng với Mai Văn Hạnh, Trần Văn Bá chỉ huy một chuyến tàu từ Hải Nam, Trung Quốc. Sau đó, một mình chỉ huy một chuyến tàu đến đảo Hoàng Sa để nhận tiền giả đem vào Việt Nam.

Từ tháng 6/1983 đến tháng 9/1984 Trần Văn Bá là chỉ huy trưởng mật khu huấn luyện tại Thái Lan. Trần Văn Bá giữ vai trò tham mưu, phụ tá và đại diện cho Lê Quốc Túy trong mọi liên hệ với Trung Quốc, Thái Lan và Hoa Kỳ.”

Một nhân chứng trong phiên tòa

Tôi có quen một người bạn. Ông đã kể rằng, thông thường vì quen biết, ông hay đi ké xe lưu động của đài truyền hı̀nh Sài Gòn để được vào coi cọp các trận đá bóng quốc tế. Thế nhưng hôm đó, xe lưu động của đài truyền hı̀nh lại không đi vào sân bóng đá mà lại đến nhà hát thành phố, tức là Hạ Viện của Việt Nam Cộng Hòa ngày xưa. Thật là bất ngờ, ông đã được chứng kiến phiên tòa xử Mai Văn Hạnh, Lê Quốc Quân, Huỳnh Vı̃nh Sanh, Hồ Thái Bạch, Trần Văn Bá và hơn 100 người khác.

Lire aussi/Đọc thêm  Kỷ niệm về Anh Bá

Ông đã nhận xét như sau : mặc dù chẳng biết ai là ai, nhưng có một người đã khiến ông chú ý, khi phiên tòa cho biết người đó đã từng là chủ tịch Tổng hội sinh viên Việt Nam tại Paris. Anh gầy, mặt xương xẩu, và mỗi khi tạm kết thúc phiên tòa, anh rời khỏi nhà hát trong tư thế khập khiễng như là một người có tật ở chân… Trong suốt các phiên xử, người ta thường thấy anh cúi mặt xuống đất, tỏ thái độ như không muốn nghe, không muốn thấy đến những gì đang xảy ra xung quanh. Kể cả khi bị tòa tuyên án tử hı̀nh, anh vẫn không có một chút phản ứng nào !

Một nhận xét nữa của ông là, trong các phiên xử, Trần Văn Bá được nhắc tới rất ı́t so với 4 người kia, như thể cố ý muốn xem nhẹ vai trò của anh trong MTTNLLYN. Thế nhưng, anh lại nằm trong số 5 người bị tử hı̀nh ! Ngoài việc đọc lại vài tiểu sử của anh như năm nào qua Pháp, làm gì ở đâu…, phiên tòa không hề nhắc tới xuất thân của anh từ một gia đı̀nh đã có tiền án gì với cách mạng, hay việc anh giữ vai trò gı̀ trong Mặt trận… Họ không biết nhiều về anh hay họ cố ý không muốn nhắc nhiều về anh ? Báo Quân đội Nhân Dân số 8456 ghi : “Bá, người thấp, gầy, ra trước Tòa lúc 15 giờ ngày 14.12.1984, thường chỉ nói rất ngắn, rất nhanh”.

Bản án

Là một toà án “nhân dân” nên các bản án đã được sắp xếp sẵn, cuộc biện hộ của luật sư quốc doanh chỉ xoay quanh việc nhận tội và “xin nhà nước khoan hồng”.

Trần Văn Bá
Trần Văn Bá bị tuyên án tử hình

Sau 4 ngày diễn ra vụ án, các bản án đã được tuyên bố :

Tử hı̀nh : Mai Văn Hạnh, Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân, Huỳnh Vı̃nh Sanh, Hồ Thái Bạch.

Tù chung thân : Trần Nguyên Hùng, Tô Văn Hườn và Hoàng Đı̀nh Mỹ.

Từ 20 đến 12 năm tù : số 13 kháng chiến quân còn lại như Nhan Văn Lộc, Thạch Sanh, Nguyễn Bı̀nh, Nguyễn văn Trạch, Trần Ngọc Ẩn, Nguyễn Phi Long, Lý Vinh, Cái Văn Hùng, Trần Văn Phương, Đặng Bá Lộc.

Trần Văn Bá đã không ký tên nhận tội và cũng không làm đơn xin ân xá.

Hai Ông Mai Văn Hạnh và Huỳnh Vı̃nh Sanh được chuyển án thành tù chung thân sau khi chı́nh phủ Pháp công nhận quốc tịch và can thiệp.

Tại sao tử hình ?

Mặc dù đã lãnh án tử hı̀nh, anh Bá ı́t được nói đến trong bài cáo trạng dài 2 tiếng của công tố viên Trần Tế. Đó cũng là trường hợp của hai ông Lê Quốc Quân, Hồ Thái Bạch : bị xử án tử hı̀nh nhưng CSVN không giải thı́ch rõ vì sao, ngoài những từ rỗng tuếch.

3 người bị tử hı̀nh đều có một vai trò lãnh đạo trong nước hay ngoài nước, có thế tạo nguy hiếm cho chế độ.

Trần Văn Bá bị tử hı̀nh vì là người hoạt động có tầm vóc và trẻ tuối, từ hải ngoại về có khả năng gây ảnh động rộng lớn ở trong và ngoài nước.

Ông Hồ Thái Bạch là con trưởng của cụ Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa, vị lãnh đạo tối cao của Cao Đài. Như thân phụ, Liệt Sĩ Hồ Thái Bạch cũng là một chức sắc cao cấp của Cao Đài. Chı́nh ông đă nhiều lần tố chức những cuộc nối dậy của nhân dân Tây Ninh vào các năm 1982 và 1984, lấy núi Bà Đen làm căn cứ.

Ông Lê Quốc Quân xuất thân từ một gia đı̀nh giáo chức ở Miền Tây Nam Phần, cũng là một giáo sư đồng thời là một tı́n đồ Hòa Hảo đã từng giữ nhiều nhiệm vụ cao cấp của tôn giáo này. Ông cũng là một sĩ quan cấp úy của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa.

Phản ứng tại hải ngoại

Ngay sau khi tin tức về phiên xử được các hãng thông tấn truyền đi, các cộng đồng người Việt, các cơ quan ngôn luận và chı́nh giới Pháp đã phản ứng mạnh mẽ, phần lớn đòi hỏi nhà cầm quyền cộng sản tôn trọng các quyền tự do căn bản của con người và kêu gọi các chı́nh phủ tự do trên thế giới can thiệp cho những người bị xử.

Uỷ Ban Quốc tế Trần Văn Bá, tranh đấu cho những người bị kết án tại Việt Nam được thành lập do Ông Trần Văn Tòng, anh của anh Bá điều hợp với sự tham dự của nhiều khuôn mặt nối bật tại Âu Châu, Mỹ Châu.

Ngày 21 tháng 12, 1984, hơn một ngàn người vừa Việt vừa Pháp tụ hội trước sứ quán Việt cộng ở quận 16 đế trương biếu ngữ biếu tı̀nh trong suốt đêm lạnh buốt. Ngày 24 tháng 12,  một Lễ Cầu An cho 21 kháng chiến quân bị nạn được tố chức tại nhà thờ Đức Bà Paris.

Rồi ngày 29 tháng 12, một cuộc biếu tı̀nh và cầu an được tố chức tại công trường Trocadéro với sự tham dự của hơn ngàn người, và dưới sư đỡ đầu tinh thần của các vị lãnh đạo Phật giáo, Công giáo, Cao Đài và Hòa Hảo.

Ngày 4/1/1985, Cộng đồng Người Việt tại Adelaide, Nam Úc gửi về Tống thống Pháp một thı̉nh nguyện thư cùng với chữ ký của 1.767 đồng hương, thu thập cấp tốc trong vòng 4 ngày từ 27 đến 31/12/1984, kêu gọi Tống Thống Pháp can thiệp với chı́nh phủ Việt Nam đế nhân danh công lý và nhân quyền yêu cầu tha bống anh Trần Văn Bá và các chiến hữu cùng bị kết án với anh. Cộng với số chữ ký thu về sau ngày 31/12/1984 thì tống số chữ ký lên đến trên 6.000, trong khi tống số người Việt tại Adelaide lúc đó chỉ là 14.000 người.

Liège 2000
Bia tưởng niệm TVB khánh thành tại Liège 23.09.2000

Năm 1988 rồi năm 2000, tại thành phố Liège của nước Bı̉, mộ bia tưởng niệm dành cho Trần Văn Bá đã được xây dựng, và tại thành phố Falls Church, tiếu bang Virginia, Hoa Kỳ, cũng có một con đường mang tên Trần Văn Bá. Tháng 9/2008, Hội đồng thành phố Paris dự định khánh thành bia tưởng niệm Trần Văn Bá tại đại lộ Ivry, quận 13 Paris, nhưng vì áp lực của CSVN việc này bị bãi bỏ.

Lire aussi/Đọc thêm  Tết Bính Thìn 1976

Năm 2007, nhờ sự vận động của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ, anh Trần Văn Bá được trao tặng Huy Chương Tự Do Truman-Reagan đế vinh danh tấm gương kiên cường của anh. Huy chương Truman-Reagan từng trao tặng cho những nhà tranh đấu chống cộng sản trên thế giới như Lech Walesa, Vaclav Havel.

Truman-Reagan
Ông Trần Văn Tòng nhận lãnh huy chương tự do Truman-Reagan trao tặng cho Trần Văn Bá

Kế hoạch CM-12

Năm 1981, công an CSVN thành lập kế hoạch CM-12 kéo dài tới 1988 nhằm làm thất bại MTTNLLYNGPVN.

Công An CSVN sau này tiết lộ chı́nh Phạm Hùng, bộ trưởng bộ Công An và ủy viên Bộ Chı́nh Trị đã cho lệnh thành lập kế hoạch này sau khi một chuyến xâm nhập vào Việt Nam được phát hiện tại Cà Mau năm 1981. Theo tài liệu của Công An kể công về CM-12, đã có 10 tổ chức trong nước hoạt động liên hệ với MTTNLLYN bị phát giác và đánh bại.

Nhận thấy sự nguy hiểm cho chế độ, Công An kể rằng kế hoạch CM-12 được cho ưu tiên với quỹ hoạt động đặc biệt và mọi việc phải báo lên trung ương. Trong một phiên họp cấp lãnh đạo, Phạm Văn Đồng, thủ tướng CSVN thời đó, đích thân đề nghị với Phạm Hùng nếu cần thì sử dụng quỹ riêng của bộ Thủ tướng để dùng cho Kế hoạch CM-12.

Bối cảnh đầu thập niên 80

6 năm sau 1975, chế độ CSVN chưa được xem là vững chắc. Cuộc chiến Hoa-Việt mới chấm dứt năm 1979, Trung Quốc còn là kẻ thù đe dọa, dân trong Nam ruồng bỏ chế độ, đồng bào trong nước sống khốn cực trong một nước trở thànhnhà tù khổng lồ khiến hàng vạn người bỏ nước ra đi trên biển với nỗi chết bên mình. Trong những năm đầu thập niên 1980, cách đấu tranh duy nhất tại quốc nội được xem là kháng chiến võ trang và phong trào kháng chiến được sự yểm trợ rộng lớn trong cộng người Việt tỵ nạn tại hải ngoại.

Những tố chức kháng chiến khác gồm có tổ chức của Ông Võ Đại Tôn, và Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam do Ông Hoàng Cơ Minh lãnh đạo, là tổ chức được cộng đồng hải ngoại biết đến và yểm trợ nhiều nhất.

Tại sao anh về?

Song song với những sinh hoạt có tính cách mặt nổi này, anh Bá đã âm thầm tìm đường giây và tổ chức để về bưng kháng chiến, vì anh từng quan niệm là vấn đề Việt Nam phải được giải quyết tại Việt Nam. Trong bài diễn văn đêm Tết 1979, một năm trước khi về bưng kháng chiến anh nói : “Mọi thay đổi trong chiều hướng khả quan đó có thể có hay không là do nơi các anh kháng chiến đã hơn ba năm lặn lội ở bưng biền, tranh đấu cho tương lai của dân tộc cứu vãn nhân dân khỏi thảm họa diệt vong”.

Anh Bá từng nói với anh em : “Tôi chỉ muốn mỗi người dân Việt Nam có được một chiếc áo bà ba”.

Anh trở về quê hương đấu tranh không phải vì anh là một kẻ thích mạo hiểm, không phải vì hận thù, càng không phải để phục hồi một địa vị nào. Như anh từng nói và viết “đâu ai có thể bắt buộc người khác anh hùng được”. Anh trở về vì tấm lòng gắn bó với quê hương thúc đẩy anh phải rời bỏ tiện nghi để về chung cái khổ của đồng bào. Anh về với mong mỏi làm một hạt mưa cùng với bao hạt mưa khác tại quê nhà phát động một cơn bão tố dẹp tan bất công và bạo tàn.

Trần Văn Bá và Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Paris

Năm 1980, anh Bá về một mình và âm thầm, không lôi cuốn ai trong THSV theo anh. Như anh đã nói với bạn bè, anh muốn để riêng Tổng Hội tiếp tục con đường tại hải ngoại trong khi con đường anh chọn anh sẽ đi đến cùng.

Anh em Tổng Hội cũng không có liên hệ với MTTNLLYNGPVN, cho nên không biết nhiều về những năm anh sống từ 1980 khi anh rời Paris về hoạt động kháng chiến đến khi anh bị bắt vào cuối năm 1984.

Hiểu rõ tấm lòng chân thật và hăng say nhưng còn sinh viên của anh em và con đường mạo hiểm anh đã chọn, anh Bá từ lúc còn ở Paris đã giữ bí mật những việc anh làm chuẩn bị để trở về nước kháng chiến. Anh chỉ cho biết trước rằng anh sẽ về nước, rồi vào một ngày tháng 6/1980 anh ra đi, sau khi từ giã nhẹ nhàng một vài anh em gần, hẹn sẽ liên lạc sau này để cho biết những bước tới một khi thấu rõ tình hình trong bưng.

2 năm sau, anh chị em nhận được lá thư gửi từ Sài Gòn. Trong thư, hỏi thăm đích danh từng anh từng chị và kể rất ít về chính mình. “Mấy chú lu bu lắm phải không ? (…) Mấy cô độ này ra sao ? (…) Phần tôi thì cũng bı̀nh thản thôi, cực thì có nhưng tôi vẫn trọn vẹn với con người tôi với quê hương nghèo đói”. Sau khi căn dặn nhắc nhở “đừng để ai lợi dụng lòng hăng say của tuổi trẻ”, anh kết thúc : “Thôi lời ı́t nhưng tı̀nh thân đậm đà, thăm tất cả anh em”. [voir l’article “La lettre du héros Trần Văn Bá”, NDLR]

Anh Bá mất đi là một cái tang lớn cho gia đı̀nh Tổng Hội, tạo một nồi khủng hoảng khó tả trong lòng anh chị em; thời gian trôi qua, thay vào khoảng trống là những kỷ niệm đáng quý, tấm gương hy sinh của anh nuôi dưỡng tinh thần Tổng Hội và là một vinh dự để lại cho những thế hệ nối tiếp.

Hàng năm THSV tổ chức giỗ người cựu chủ tịch anh hùng dân tộc, với sự hồ trợ của các hội đoàn bạn. Trong buổi giồ, anh em thường hát bài “Giã từ vũ khı́» mà anh Bá từng ưa thı́ch, với những lời gửi đến người anh. “… Bạn anh đó đang say ngủ yên, xin cám ơn, xin cám ơn người nab m xuống… Để có một ngày, có một ngày cho chúng mı̀nh, Ta lại gặp ta».

Con người qua kỷ niệm

Lire aussi/Đọc thêm  Đại Hội SVVN Âu Châu 08.1977

Những kỷ niệm về những năm anh Bá sống và hoạt động tại Paris có nhiều, chỉ xin trı́ch ra vài kỷ niệm từ những anh em :

Trần Đı̀nh Thục (Cali) : “bên trong cái hom hem yếu đuối, Bá để lộ một sức lôi cuốn bạn bè qua sự hòa nhã nhưng thẳng thắn của anh, qua sự chăm sóc hết tı̀nh, đôi khi hơi vụng nhưng rất chân thành…

Sau 75, nhóm nồng cốt THSV rút về ngoại ô Paris, trên lầu 6 của một chung cư, tại Bourg La Reine. Anh Bá và cả chục anh em sống quây quần trong 3 căn phòng, chia nhau từng miếng nước, từng phần cơm… Tinh thần anh em, từ trong côi cút, rất cao, những đêm Tết Quốc Gia được tổ chức trước Tết của cộng sản, trước và sau nhau một tuần tại nhà hát Maubert, những buổi thức sáng đêm để đi dán bı́ch chương, những đêm khuya không ngủ để hội thảo vào đêm 30 tháng 4 đều được đón nhận trong hăng say. Bá ở giữa anh em, như một gương sáng cho sự liêm khiết và thanh bạch. Cuộc sống đạm bạc đến độ nghèo nàn… có gia đı̀nh, có mẹ, có chị, có anh bên cạnh, nhưng Bá vần gần gũi với bạn bè”. (đọc thêm : “Nhìn về Paris, nhớ Trần Văn Bá“)

Lê Hữu Đào (Liège) : “Với những hiểu biết thâm thúy và những đường giây ngoại giao sâu rộng, anh đã đóng góp một cách thực tiền vào đường hướng đấu tranh của Đại Hội Việt Nam Âu Châu. Anh đã bỏ công sức và tất cả tấm lòng yêu nước để tiếp xúc, trao đổi tay đôi với rất nhiều anh em ; đôi khi cuộc tranh luận rất căng thẳng (vì tı́nh ở nóng như lửa cố hữu của anh), nhưng luôn luôn trong tinh thần tương kı́nh”.

Tại Paris, anh Bá sống trung trực và giản dị, vui tánh và gần gũi với anh em, lớn nhỏ. Riêng tôi còn nhớ kỷ niệm đêm đầu tiên tôi đi dán bı́ch chương lúc đó còn học sinh trung học. Anh em Tổng Hội hẹn nhau tại cư xá sinh viên, quây quần chung quanh nồi cháo, anh Bá cũng có mặt.

Sau đó xuống đường đi dán bı́ch chương trong đêm thật lạnh, chia ra từng nhóm 3 người. Cùng tôi có anh Bá đi theo, nhưng trong ba người không ai có cây hay dụng cụ để quẹt hồ. Anh Bá cười hì và nhếch mép nói “không sao chú, để anh làm”, rồi nhúng tay vào thùng hồ lạnh cóng, quẹt bàn tay lên giấy bı́ch chương và dán lên tường. Tôi thı́ch đi dán bı́ch chương cũng từ đó.

Tinh thần Trần Văn Bá

Anh Bá từng chia sẻ : “Tôi chỉ muốn mồi người dân Việt Nam có được một chiếc áo bà ba”. Tinh thần Trần Văn Bá giản dị như chiếc áo bà ba quê hương. Thương dân, đi tı̀m kiếm giải pháp cho thời cuộc bất chấp cái giá phải trả. Tinh thần Trần Văn Bá là sự dấn thân cho dân tộc, một tấm lòng yêu nước trong sáng đi đôi với lý tưởng tự do dân chủ. Tấm gương sống trung trực và sự hy sinh cao cả của anh luôn được ghi nhớ; và những giá trị tinh thần anh Bá để lại còn đầy ý nghı̃a và xứng đáng được phát huy.

Từ 2016, Giải thưởng Tinh thần Trần Văn Bá được tổ chức hàng năm, để vinh danh những người bất chấp hiểm nguy, dấn thân tại quê nhà để đòi hỏi tự do, công lý, độc lập cho đất nước.

Bối cảnh 4 thập niên sau

Trong bài diễn văn đêm Tết 1979, anh Bá 34 tuổi, nói “Ách thống trị đã tước đoạt mọi quyền làm người của người dân Việt Nam. Người dân bỏ xứ ra đi là vì quyền làm người của họ bị tước đoạt, an ninh bị đe dọa. Giải pháp là người Việt Nam có thể sống tại quê cha đất tổ mà nhân phẩm của họ không bị chà đạp, người ra đi có thể trở về và mạng sống của họ không bị đe dọa”.

45 năm sau, thảm trạng thuyền nhân đã qua, kháng chiến vũ trang không là giải pháp, nhưng những lời nói trên vẫn còn hiện thực : quyền làm người của người dân Việt Nam vẫn còn bạo quyền tước đoạt. Tình trạng vi phạm nhân quyền, chà đạp nhân phẩm tại Việt Nam khiến các tổ chức quốc tế Amnesty, RSF, HRW lên án thường trực và xếp Việt Nam trong những nước mà tình trạng quyền làm người được xem là tệ hại nhất. Từ nhiều năm CSVN đã biến nước Việt Nam thành chư hầu của Bắc Kinh, trở thành một đồ đệ của Trung cộng, “hèn với giặc, ác với dân”, đúng như đồng bào trong và ngoài nước thường gọi.

Cách đây 43 năm, một chàng trai với một tấm lòng yêu nước trong sáng và mãnh liệt trở về đất Việt để chung phận với đồng bào dấn thân cho tương lai đất nước.

Hiện nay, có rất nhiều người bị cầm tù và trả một giá nặng nề cho họ và gia đình chỉ vì tội yêu nước. Họ đa số là người trẻ sanh sau 1985 thuộc cả ba miền, với tấm lòng chân thật và can đảm, dám nói lên sự thật về tình hình đất nước và dấn thân cho một tương lai tốt đẹp hơn. Trên con đường chông gai của họ có những vì sao của biết bao anh hùng dân tộc làm ngọn đuốc soi sáng đường đi. Và một trong những ngọn đuốc thiêng đó là Trần Văn Bá.

Vũ Đăng Sơn

Phụ Chú

1. Xem lại bài phóng sự của CNBC về phiên toà của CSVN :
    https://www.youtube.com/watch?v=napl0WKwcmg

Các bài viết liên quan đến Trần Văn Bá