THSV được thành lập năm 1964 trong bối cảnh chiến trường Việt Nam sôi nổi và tập thể người Việt tại Paris cũng không kém phần căng thẳng. Đọc thêm THSV đã ra đời và lớn lên như thế nào ?
Nguyễn Trọng Huân (từ trần 30.04.1975)
Đặng Thị Tám
1964-1965 : Nguyễn Trọng Huân, chủ tịch đầu tiên
Sau vài tháng thì anh từ chức. Chị Đặng Thị Tám, thành viên Ban Chấp Hành, là người hăng hái đảm nhận điều hành hội và được xem như trên thực tế là thay thế anh Huân.
Anh Huân về Việt Nam làm việc và nhập ngũ sĩ quan QLVNCH.
Đến 30 tháng 4 1975, anh tự sát khi CS chiến thắng miền Nam
Anh đã tham gia THSV từ lúc thành lập, và đã tích cực hoạt động chính trị ngoài THSV như việc anh thành lập nhóm Ý Thức Đấu Tranh Quốc Gia vào đầu thập niên 1970. Chuyên gia kinh tế , anh trở về Việt Nam phục vụ trong bộ Tài Chánh.
Sau 30 tháng 4, 1975 anh tỵ nạn sang Pháp, làm chuyên gia kinh tế tại Ngân Hàng Ngoại Thương Pháp, tiếp tục hoạt động tranh đấu đòi hỏi dân chủ tại Việt Nam. Anh là một thành viên cột trụ của nhóm Thông Luận đến khi anh mất năm 1994.
1970-1971: xử lý thường vụ, Nguyễn Ngọc Danh và Phạm Tất Đạt
Nguyễn Ngọc Danh (từ trần 29.12.2024)
Phạm Tất Đạt
1971-1972: Đỗ Ngọc Bách
Tất cả những anh này sau khi hoạt động với THSV đều trở về Việt Nam phục vụ [đọc thêm THSV và chuyện hồi hương].
Sau 30/4/1975 thì dần dần rời Việt Nam đi tỵ nạn sang Pháp hoặc nơi khác.
1972-1973: Trần Văn Bá
Trần Văn Bá (từ trần 08.01.1985)
Anh Bá lần đầu làm chủ tịch năm 1972, nhưng đã tham gia các Ban Chấp Hành trước đó cũng như sau đó. Anh còn làm chủ tịch vài nhiệm kỳ sau này (1975-1976, 76-77, 78-79, 79-80).
Sau THSV, anh Bá đã không ngưng hoạt động tại Pháp và thế giới để vận động tranh đấu chống CSVN.
Anh về tham gia kháng chiến trong Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Nam Việt Nam, về chiến khu tại Việt Nam. Bị CS bắt và xử bắn ngày 8/1/1985.