agevp60.com

Tổng Hội của tôi

Như vết mực không phai

Năm 2024 kỷ niệm 60 năm thành lập THSV Paris phải viết cái gì đây ? Cũng như cac anh chị em khác, mình cũng phải cộng tác vào chứ !

Từ lúc vào hội  cho tới nay đã có quá nhiều kỷ niệm với hội nhà. Vui có, buồn có … Thôi thì chuyện gì tới trong đầu thì cứ viết ra đi rồi tính sau.

1975, từ Hộ Diêm vô Cần Thơ.

Tối hôm đó tiếng súng đạn bắn, bom nổ không ngừng. Ông bà nội thúc ba tôi phải rời làng Hộ Diêm dẫn hai anh em ra phi trường Phan Rang để vô Sài-Gòn. Nhờ chú Phương có xe jeep của lính nên đưa chúng tôi vô được tới trong phi trường.  Chú nói “Anh Hai à, chắc kỳ này tụi nó không ngừng đâu. Anh dẫn hai cháu vô Sài Gòn rồi nếu được thì đi luôn đi“. “Đi luôn là đi đâu ?” tôi tự hỏi trong đầu. Đang ngủ gà ngủ gật thì ông phi công nói trong microphone  “Xin đồng bào cẩn thận máy bay sẽ đáp xuống phi trường Cần Thơ trong giây lát“.

Hai ngày sau, ba cha con lên tới được Sài Gòn, vô xóm Trương Minh Giảng gặp lại họ hàng mừng ơi là mừng ! Sáu ngày sau, tướng Dương Văn Minh ra lịnh chiến sĩ VNCH bỏ súng đầu hàng.  Mọi chuyện đã xẩy ra quá nhanh, không có thời giờ để sợ hãi, khóc lóc. Trong đầu tôi vẫn còn hình ảnh của ông bà nội các cô các chú đứng phẩy tay chia tay ở Hộ Diêm. Ra đi mà không biết bao giờ sẽ gặp lại những người thương yêu.

1978, vĩnh biệt Sài-Gòn, xin chào Paris.

Đã mấy lần muốn vượt biên mà bị hụt. Ba và hai anh em tôi vẫn còn “kẹt” ở Sà Gòn, à quên… thành phố Hố Chí Minh. Hên quá song song bên Pháp má tôi chạy giấy tờ để cho ba cha con qua Pháp với lý do tụ họp gia đình. Vấn đề là ba má tôi đã ly dị vào năm 1971, vì vậy mà ba tôi không được đi. Chiến tranh Việt Nam đã tạo ra những hoàn cảnh đau đớn. Không bao giờ tôi quên được những giây phút chia tay với ba tôi.  “Đừng có lo các con, cha con mình sẽ gặp lại nhau, yên tâm mà đi, đừng có khóc nữa hai con“.

Paris, thành phố huy hoàng của nước Pháp. Hai anh em tôi cầm tay đứng trên place Trocadéro nhìn thẳng tháp Eiffel. Lấy một vài hơi thở mạnh để cho phổi tràn đầy không khí của một nước tự do. Qua Pháp đã được mấy tháng rồi, đây là lần đầu tiên mà má dẫn mấy anh chị em ra thăm viếng Trocadéro. Lúc đó tôi đâu ngờ là nơi đây sẽ là nơi mà tôi và cùng những anh chị em sinh viên Việt nam khác sẽ hát hò trong những đêm không ngủ, sẽ la to những khẩu hiệu đòi tự do nhân quyền cho Việt Nam.

Hơn một năm sau khi qua Pháp, tháng bảy 1979, gia đình tôi đã được một tin mừng. Ba tôi đã vượt biên qua được tới Mã Lai.

Những bước đầu với THSV Paris.

Người Việt mình hay tin là mỗi người điều có một số phận. Không biết số phận tôi với Tổng Hôi Sinh Viên Việt Nam tại Paris (THSVVNP) ra sao mà ngày đầu tiên đặt chân trên nước Pháp là tôi đã gặp được anh chị em tại phi trường Roissy. Vì hôm đó cùng với chuyến bay, anh chị em THSVVNP cũng đông đảo tới đón gia đình từ Việt nam qua. Tôi vẫn còn nhớ khuôn mặc của ca sĩ Duy Quang ngồi trước anh tôi hai hàng ghế cùng chuyến bay.

Tôi vào hoạt động với THSVVNP qua ban thể thao. Những trận bóng tròn ở ngoài Cité U với Lộc “T54”, Lưu « con », Hưng, Lực, anh Thao, anh Thới, anh Đại, Thọ “súng”, Đông “gà nòi”, August, Hiễn, Lai, Dũng “con”, Thể “chùa”, sáu Bi, sáu Quốc, sáu Nam, … cho dù trời mưa, trời bão, trời tuyết anh em tôi cũng đá. Đa số thì chúng tôi thua nhiều hơn là thắng. Nhưng mỗi khi ngồi lại nói chuyện với nhau thì người ngoài không biết chuyện thì cứ tưởng là chúng tôi vô địch thế giới. Sau đó tôi qua ban quần vợt với Vũ “em”, vũ cầu với Tuấn “xôi”, bóng bàn với “maître” Tiềng, ban bơi lội với Thắng “củi” Bẩy “ổi”, ban bóng chuyền với anh Lưu “cao”, Liêu “già”, Phong “cùi”, cu Tí, Đinh “búa” (Bình), hai anh em sinh đôi Tuấn Dũng.

Tôi có nhiều kỷ niệm thật là vui trong những kỳ Đại Hội Thể Thao Âu châu (ĐHTTAC). Hai năm đầu tham dự ĐHTTAC tôi đã được mấy người “đàn anh” thương lòng trả tiền cho tham dự vì má tôi không có đủ điều kiện trả cho hai anh em tôi.

  • Làm sao tụi em trả lại anh được ?
  • Anh Lưu Cao :  Không sao đâu, Hoàng “con” nhớ là sau này đi làm nếu có điều kiện thì giúp lại những anh em khác nhe.
Lire aussi/Đọc thêm  Nhớ lại Ngày Mai

Như là một lời hứa. Vài năm sau, tôi đã giúp vài em trong ban bóng tròn đi tham dự ĐHTT vì các em mới qua Pháp không đủ tiền ghi danh.  Vừa được biết là tôi đài thọ chi phí, Dũng hỏi tôi :

  • Làm sao tụi em trả lại anh được ?


Lần đầu tiên gặp « xếp » lớn.

Lúc mới vào sinh hoạt với hội, tôi có người bạn thân tên Thanh, con trai của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ. Chiều chủ nhật, Thanh và tôi hay lên chùa Khánh Anh ở Bagneux “phụ” thầy Thích Minh Tâm. Nói phụ thì hơi quá đáng, quậy phá thì đúng hơn. Vào tháng chín 1980, sau khi gặp thầy Thích Minh Tâm  xong, anh Trần Văn Bá trước khi ra về kêu Thanh và tôi đi về trụ sở hội để xếp lồng đèn Trung Thu. “Mấy chú quậy quá ! Đi về cầy ở trụ sở chút xíu đi” anh Bá vừa nói, vừa cười và… vừa ngậm ống pipe. Xe chở anh Bá và chúng tôi về trung tâm sinh hoạt ở Luxembourg. Đây là lần đầu tiên tôi gặp anh Bá. Mấy lần sau, tôi có cơ hội gặp lại ảnh ở nhà “Bourg” (Bourg la Reine), nơi mà anh Bá ở tạm chung với mấy anh khác trước khi về kháng chiến trong bưng.

Vào tháng 12 năm 1984, đi học buổi sáng xong về nhà, bật télé lên thì nghe ông phóng viên Yves Mourousi báo tin là anh Trần Văn Bá, cùng với những kháng chiến quân khác, bị CSVN bắt tại VN. Có vừa đủ thời giờ để gọi cho vài người là tôi chạy ra lấy bus lên trụ sở Damesme với những anh chị em khác. Đi trên bus, trong đầu tôi lúc đó có những phản ứng lẫn lộn. Hãnh diện, buồn bã, luyến tiếc, ấm ức… Trước đó mấy năm, nhân dịp hội Tết ở Maubert, trong bài diễn văn, anh Bá nói “vấn đề Việt Nam chỉ có thể giải quyết được ở VN và do những người VN, … “. Anh đã nói, anh đã làm và anh đã nằm xuống trong lòng quê hương.

Biểu tình gần sứ quán cộng sản đòi hỏi trả tự do cho Trần Văn Bá – Paris 12/984

Hơn mười năm, sau khi anh Bá và những người bạn đồng tâm đã bị xử bắn, tôi với tính cách là chủ tịch THSVVNP lên gặp Thượng tọa Thích Minh Tâm để xin Thầy làm buổi lễ tưởng niệm. Chùa Khánh Anh ở Bagneux vào tháng giêng năm 1995 không còn một chỗ đứng trong buổi lễ tưởng niệm Trần Văn Bá, Lê Quốc Quân và Hồ Thái Bạch.

“Opération de choc” chống Phạm Văn Đồng.

Tháng năm 1983, chúng tôi được hay tin là thủ tướng Phạm Văn Đồng (PVĐ) của đảng CSVN sẽ qua Pháp. Trí Con, còn được anh em gọi là “KGB”, vì thường có nhiều tin tức hơn người khác, nói với anh em là ngày đó giờ đó PVĐ sẽ ghé tòa đại xứ VN. “Moi sûr là thứ bảy hôm đó, PVĐ ghé tòa đại xứ VN“, anh em hỏi lại cho chắc. “KGB” ta vẫn trả lời là “moi sûr”.

Sau khi bàn thảo, anh em tôi quyết định là sẽ làm “opération de choc” trước tòa đại sứ đường Boileau, bằng cách khóa tay vào hàng rào của tòa đại sứ. Mỗi người sẽ đeo bảng trước ngực “liberté pour le VN”, “démocratie pour le VN”, “droits de l’homme au VN”, đồng thời trước đó kêu gọi báo chí truyền hình pháp tới quay phim phóng sự.

Trước đó vài ngày, chúng tôi đã chuẩn bị kỹ càng. “Bà tám” là người giữ chìa khóa duy nhất để mở mấy cái menottes thành ra phải đứng ở ngoài hết, chỉ khóa 1 tay trên hàng rào, để tay kia lấy chìa khóa ra mở menottes khi ra về. Còn mấy người khác thì phải, thứ nhất, treo mấy cái panneaux trước ngực, thứ hai, lấy menottes ra còng tay mình và tay người bên cạnh trên hàng rào. Thứ ba, cả đám cùng la to những biễu ngử cho tới khi nào báo chí, truyền hình tới.

Thứ bảy hôm đó, chúng tôi lẹ bước ra khỏi métro Exelmans tiến về đường Boileau. Tới trước tòa đại xứ, chúng tôi thực hiện một cách rất lẹ làng và chính xác. Ba ông lính CRS từ trong xe thùng bước ra.

Một ông hỏi : “Các ông làm gì ở đây vậy ?

Chúng tôi đến đây để phản đối cuộc thăm viếng tại Paris của ông PVĐ. Chúng tôi đòi quyền tự do, nhân quyền, dân chủ cho VN …

Ông CRS cắt lời : “Ok, ok, đó là quyền của các ông. Chúng tôi không có gì để nói cả. Cái mà tôi muốn nói với các ông là … ông PVĐ không có dự trù tới đại xứ ngày hôm nay !

Anh em chúng tôi thấy “hơi quê” nhưng vẫn lì “Ông nói gạt chúng tôi để chúng tôi đi về, chúng tôi chắc chắn là ông PVĐ sẽ tới đây trong giây lát“.

Lire aussi/Đọc thêm  Những ngày đẹp nhất

Ông CRS vừa tủm tỉm cười, rồi nói  “Tôi nói thiệt chứ không có gạt ai hết. Nếu mà ông PVĐ đến hôm nay là đoàn CRS chúng tôi sẽ có mặt khoảng 50 người, chứ đâu phải chỉ có 3 người như hôm nay ?!

Ông CRS nói tiếp “Thôi ! mấy ông mở khóa tay đi về đi, chứ lì đứng đó là chúng tôi bắt buộc hốt bỏ bót hết cả đám đó nhe

Anh em chúng tôi dòm sáu Trí “KGB” một cách như là muốn nuốt sống ổng luôn.

Thôi về !  Bà Tám ơi , lấy chìa khóa ra mở cho anh em đi

Dạ … lúc nảy hấp tấp, hồi hộp quá thành ra em quên, nên chạy vô đứng ở giữa rồi, thành ra không còn tay để lấy chìa khóa ra nữa

Sau đó chúng tôi phải nhờ ông CRS thọc tay vô quần của “bà Tám” lấy chìa khóa và mở menottes cho chúng tôi. Đúng là không phải dân “nhà nghề” đi làm “opération de choc”.

Hai tuần sau, đồng bào VN ta kéo tới biểu tình đông đảo trên/dưới 500 người. Cờ vàng 3 sọc đỏ, biểu ngữ bay khắp phương trời. Bên kia đường, 4, 5 hàng CRS đứng sẵn sàng can thiệp.

Quê ơi là quê opération de choc của tụi tui !

Từ Damesme qua Château des Rentiers để tới Italie.

Vào năm 1993, khi tôi được các anh chị em hội viên tín nhiệm bầu làm chủ tịch hội, một trong những nhiệm vụ ưu tiên của ban chấp hành (BCH) là phải kiếm ra một trụ sở mới. Vì tòa thị chính Paris đã chính thức đòi lại trụ sở Damesme từ mấy năm nay. Vấn đề là họ đòi lại mà họ không cho cái trụ sở khác hoặc cho cái nhỏ quá so với mức tối thiểu.

Nhưng khi tôi lên làm chủ tịch thì áp lực của thành  phố  Paris quá mạnh. Tôi đã bị cảnh sát thành phố Paris  kêu lên hăm dọa mấy lần. Sau khi nhiều lần chạy giấy tờ, cùng với anh Thao, thì tòa thị chính Paris cho tạm trong một thời gian ngắn hạn một căn nhà nhỏ ỏ số 52-54 đường Château des Rentiers quận 13. Trong buổi họp chót của BCH, tôi thông báo tin mừng này cho anh chị em (ACE). Dùng chữ mừng thì không đúng lắm vì trong lòng ai cũng buồn vô cùng vì phải rời bỏ nơi trụ sở Damesme.

03.11.1987 : hoạt cảnh múa trong đêm Les Naufragés de la Liberté tại Maison de Radio-France

Trụ sở Damesme ACE tôi đã có quá nhiều kỷ niệm hoạt động. Nào là sinh hoạt văn nghệ chuẩn bị ra băng nhạc Lam Sơn, nào là lên báo và xếp báo Nhân Bản, nào là họp chuẩn bị Đại Hội Thể Thao VN tại Âu châu, nào là chuẩn bị Đêm văn nghệ “Les Naufragés de la Liberté”,  nào là chuẩn bị biểu tình, nào là những đêm không ngủ, nào là những buổi đi dán bích chương sau khi được Sáu “Voi” nấu cho nồi cháo nóng, nào là những buổi thực tập sáng đêm của ban nghiên cứu, nào là ngày mà ACE vui mừng nhận được lá thư đầu tiên của anh Trần Văn Bá gửi từ trong lòng quê hương, nào là những buổi chiếu phim đầu tiên của Mặt Trận Kháng Chiến, nào là những buổi nướng thịt do Khiêm “râu” lo cho anh em, nào là ngày đón tiếp anh Phan Văn Hưng, nhạc sĩ “gà nhà”, trở về Paris thăm hội, những quyết định rời bỏ rạp hát Maubert, vv…. Kỷ niệm buồn, quá buồn, kỷ niệm vui, quá vui. Tất cả những hình ảnh đó điều trở lại với chúng tôi trong buổi họp BCH chót này. Bỏ Damesme là bỏ một cái gì thật lớn lao trong khóa trình hoạt động của THSVVNP.

Qua nhiệm kỳ sau thì BCH của anh Vũ Đăng Sơn đã khánh thành trụ sở “mới” tại rue Château des Rentiers. Sau nhiệm kỳ của Sơn, vì không có ai xung phong ra, thành ra tôi phải ra ứng cử lần thứ hai. Đúng là tôi có cái nợ với THSVVNP trên phương diện trụ sở ! Vì thêm một lần nửa, tôi bị ông quận  trưởng Jacques Toubon kêu lên nói chuyện để đuổi chúng tôi rời khỏi Château des Rentiers. Nhưng kỳ này ông ta đề nghị là tôi làm hồ sơ gửi thẳng lên ông Jacques Chirac, Đô trưởng thành phố Paris, và đồng thời ông Toubon hứa là sẽ trực tiếp theo dõi hồ sơ này. Song song trong cộng đồng VN, bác sĩ Nguyễn Minh Tân nhắn tôi là có người bịnh nhân làm trong quận 13, đề nghị tôi liên lạc với bà ta để giúp làm hồ sơ. Tôi liên lạc ngay. Hơi thất vọng khi bà ta nói với tôi là bà ta chỉ lo về những nhà dưỡng lão mà thôi, chứ không lo cho những hội đoàn.

Trong những lúc tối tăm thất vọng, luôn luôn có vài ngọn lửa nuôi niềm hy vọng” câu nói của ông Baden Powell nói lên khá trúng với tình hình lúc đó. Đang trong lúc lo âu, thì tôi nhận được thơ của ông Jacques Toubon nói rất ngắn gọn và thúc tôi liên lạc nhanh chóng với bà Joly, bà ta làm dưới quyền của ông Chirac thời đó. Sau khi mời bà Joly đi ăn ở phở tiệm Hawai, thì bỗng nhiên phương trời sáng ra (chắc nhờ bột ngọt có nhiều trong nước dùng). Bà Joly đưa tôi một hồ sơ phải điền gấp rút, rồi đưa lại cho bà ta, để bà ta đưa thẳng qua “Office Public d’Habitation à Loyer Modéré” của thành phố Paris (OPHLM VP). Chưa tới một tháng sau, tôi được bà Joly dẫn tôi tới gặp bà Violette văn phòng ở đường Brancion để ký hợp đồng nhận trụ sở 130-132 đường Italie quận 13 cuối năm 1996. Trụ sở còn tồn tại cho tới ngày hôm nay.

Lire aussi/Đọc thêm  Vụ án Trần Văn Bá

Tháng sáu năm 2018, Quang Trung vua … THSV Paris !

Je me souviendrai toujours. Le 30 juin 2018, en tant que président de l’assemblée générale, j’avais validé l’élection de la liste “THSV Flambeau” mené par Nguyễn Quang Trung. Un sentiment de fierté avant plané dans l’auditoire. Toute la salle était debout pour applaudir le nouveau bureau exécutif. J’ai encore la chair de poule.

Fiers ! oui nous l’étions. Car c’était la première fois dans l’histoire de l’association qu’un président né en France après 1975 soit élu. C’était quasiment le cas de tous les autres membres du bureau. Pour rigoler, ils disaient “oui nous sommes des bébés Tổng Hội“. Et ce pour une raison simple, certains d’entre eux ont leurs mères, leurs pères ou les deux étaient des membres actifs de l’association à un moment donné.

Alors vous êtes contents ?” nous demandait notre fille en tant que trésorière du nouveau bureau, comme sa maman une vingtaine d’années auparavant.

Quelle fraicheur ! quel dynamisme ! Tous, ils voulaient que THSV continue à vivre. A leur manière, ils vont écrire de nouvelles pages dans notre livre commun.

2021, 2022 les Tết « Covid »

  • Quoi ?! vous voulez quand même faire le Têt ? 
  • Oui bác Hoàng mais un Têt en ligne via Youtube car, malgré l’interdiction de se rassembler, nous voulons quand-même que THSV organise le Têt pour marquer le coup !

J’étais admiratif de leur volonté et engagement.

  • Super ! bravo les jeunes !
  • Peux-tu STP bác Hoàng faire une scène avec les vétérans ?
  • Vétérans ?! Euh les anciens, si vous me permettez …
  • Oui, si tu veux. Puis nous on assure quelques danses avec notre ban văn ngh, cô Tố Lan fera une ou deux scènes avec les petits. Puis on diffuse notre vidéo le jour du Têt. Pas mal non ?

Comment refuser devant une telle volonté et envie ? Ils n’ont vraiment pas de chance cette jeune génération. A peine arrivés au bureau, ils doivent gérer l’association avec la crise de Covid. La chance (si je peux le dire ainsi) était qu’en 2021, comme la Covid nous interdisait de sortir, nous avions réactivé le réseau des vétérans euh … anciens pour palabrer en ligne.

Après avoir expliqué le contexte et le souhait de nos jeunes aux anciens, unanimement nous avions choisi la chanson Trong Lòng Quê Hương – Au cœur de la patrie écrite par anh Nguyễn Hoài Thanh – ancien président de THSV Paris pour la chorale des anciens. Nous avions réussi à mobiliser plus de 40 personnes pour chanter ensemble à travers les enregistrements. Un grand coup de chapeau à anh Lê Như Khánh et Vũ Quốc Thao pour le mixage des enregistrements venant de toutes parts. Il paraît qu’ils ont très peu dormi !

Le 14 Fév 2021 (mùng 3 Tết) nos jeunes ont réussi à mettre en ligne sur Youtube près de 10 scènes pour le Tết Nguyên Đán Canh Tý, dont la chorale des anciens Trong Lòng Quê Hương.

Ainsi, la tradition du Tết de THSV Paris n’a jamais été interrompue depuis 1976 “Ta còn sống đây !”.

Ah ces jeunes … Chapeau !

Lời cuối,

Đã bao nhiêu năm qua, hết nhiệm kỳ này qua nhiệm kỳ khác, xong chủ tịch này tới chủ tịch kia, hết lứa tuổi này đến lứa tuổi khác … nhiều thế hệ thanh niên đã tiếp nối nhau tiếp tục nuôi dưỡng môi trường sinh hoạt của THSVVNP nói riêng, của cộng đồng VN tại Paris nói chung.

Tháng sáu năm 2018 anh Nguyễn Quang Trung, tân chủ tịch, cùng với những thanh niên trẻ hăng hái, đầy nhiệt tình đã được ACE hội viên tín nhiệm để dèo dắt THSV Paris. Đây là lần đầu tiên mà thành  phần của Ban chấp Hành đa số chỉ có những anh em trẻ đã được sanh đẻ bên Pháp. Một thay đổi đáng ghi lại trong lịch sữ của hội. Nguyễn Quang Trung và Phạm Nam Anh, chủ tịch đương nhiệm, đã được anh Nguyễn Hào đào tạo trong hai nhiệm kỳ liên tiếp, từ 2014 tới 2018.

Sự tiếp nối này là một niềm vui và một niềm hy vọng cho THSVVNP. Riêng tôi thì chỉ có một ước mộng nho nhỏ, mong sao trong tương lai sẽ có những tay viết khác tiếp tục kể lại những kỷ niệm mới cho những thế hệ tương lai.

Hoàng Sùng – cựu chủ tịch THSV Paris.